kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2017-2020

Thứ ba - 05/11/2019 17:03
Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2017-2020
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG MN YÊN NGHĨA

Số: 15/KH-MN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Đông, ngày 18 tháng 09 năm 2017

KẾ HOẠCH

Phát triển nhà trường giai đoạn 2017-2020

Căn cứ Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 19/6/2017 của UBND thành phố Hà Nội về Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 01/9/2017 của UBND quận Hà Đông về Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non quận Hà Đông đến năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số13/KH-MN ngày 20/08/2017 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018.
Trường Mầm non Yên Nghĩa xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2017 - 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2017-2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Hiệu trưởng cũng như toàn thể CBGVNV và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển của trường là hoạt động có ý nghĩa quan trọng góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của nhà trường phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.
Huy động sức mạnh của tập thể CBGVNV; xác định các nhiệm vụ trọng tâm để tập trung thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện việc đổi mới nâng cao chất lượng công tác CSND- GD trong nhà trường đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường theo từng mốc thời gian.
Tạo dựng một môi trường thân thiện, có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, chất lượng chăm sóc, giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện, bước đầu hình thành nhân cách của người chủ nhân tương lai của đất nước.
Phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch.
2. Yêu cầu:
Kế hoạch phát triển của nhà trường được đặt trong hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp thực tiễn giai đoạn mới.
Nội dung Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2017- 2020 phải toàn diện, cân đối, nêu được nhiệm vụ trọng tâm, phản ánh mục tiêu quản lý nhà trường, nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng, nêu được nhiệm vụ ưu tiên.
Kế hoạch đảm bảo tính hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế và đón đầu cho sự phát triển giáo dục địa phương trong tương lai.
Kế hoạch có nội dung cụ thể, rõ ràng, tường minh; Triển khai có trọng tâm, trọng điểm, có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác.
Kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường được đặt trong hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo; Xây dựng một cách sáng tạo, phù hợp thực tiễn giai đoạn mới.
Xác định rõ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu đó; Xây dựng lộ trình phát triển rõ người, rõ việc, rõ thời gian và dự báo kết quả thực hiện.
Thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm và có giải pháp bổ sung, cải tiến để chiến lược đạt hiệu quả cao nhất.
II. THỰC TRẠNG:
1. Thực trạng dân số hiện nay và dự báo dân số đến năm 2020.
Số hộ dân trên địa bàn phường Yên Nghĩa: Toàn phường có: 5.253 hộ với 19.752 nhân khẩu, trong đó nữ là: 9.346 người.
Tổng số trẻ từ 0 - 5 tuổi trên địa bàn tuyển sinh của nhà trường (tổ dân phố 1, 2, 3, 4, 7 và 8) là: 966 trẻ.
Trẻ sinh năm 2012:          229 trẻ đến lớp 229 trẻ đạt 100%
Trẻ sinh năm 2013: 186 trẻ đến lớp 176 trẻ đạt 94,6%
Trẻ sinh năm 2014:          173 trẻ đến lớp 104 trẻ đạt 60,11%
Trẻ sinh năm 2015:          164 trẻ đến lớp 61 trẻ đạt   37,2 %
Trẻ sinh năm 2016:  130 trẻ
Trẻ sinh năm 2017:             84 trẻ
Dự báo số trẻ từ 0 - 5 tuổi toàn phường đến năm 2020 khoảng: 860 trẻ.
2. Thực trạng CSVC, quy mô trường lớp, phòng học, phòng chức năng, điều kiện dạy và học.
Trường mầm non Yên Nghĩa hiện có tổng diện tích đất là 3.889,21 m2, sàn sử dụng là 5.889,21 m2, được quy hoạch thành khu trung tâm và 1 điểm trường gọn gàng, có khuôn viên riêng biệt, có tường bao, cổng trường, biển trường, đảm bảo đáp ứng môi trường xanh sạch đẹp, an toàn cho trẻ. Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị đầy đủ, đồng bộ. Nhà trường có 16 lớp học có khu vực vệ sinh cho trẻ khép kín, có các phòng chức năng, phòng làm việc khác đúng theo các yêu cầu. Các khu vực sân chơi, khu vực sinh hoạt chung như khu để xe của giáo viên, khu sinh hoạt tập thể cho trẻ, khu vệ sinh chung, hiên chơi của trẻ đều có và đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng, an toàn cho trẻ khi sử dụng.
Hệ thống đồ dùng, đồ chơi ngoài trời và trong lớp được trang bị đầy đủ và đảm bảo đúng các quy định liên quan đến tiêu chuẩn đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học dùng cho giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT cụ thể như sau:
- Số phòng học: 16 phòng
Trong đó:
+ 12 phòng có diện tích 65-70m2/phòng
+ 04 phòng có diện tích 45m2/ phòng
+ Bếp: có 02 hệ thống bếp 1 chiều với đủ thiết bị nuôi dưỡng theo quy định trường chuẩn Quốc gia.
+ Phòng chức năng: 12 phòng (02 phòng nghệ thuật, 01 phòng Hiệu trưởng, 02 phòng Phó Hiệu trưởng, 01 phòng kế toán - văn thư, 01 phòng nhân viên, 01 hội trường; 02 phòng y tế, 02 phòng bảo vệ, 02 nhà xe )
- Sân chơi: Diện tích 2.500 m2 được lát gạch, đổ bê tông và trải thảm cỏ.
- 16/16 nhóm ( lớp) có tương đối  đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu để phục vụ công tác chăm sóc- nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- Điều kiện dạy và học của giáo viên, nhân viên và học sinh tương đối đầy đủ, đồng bộ và hiện đại.
2. Thực trạng đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
a. Ban giám hiệu:
* Số lượng: 03/03 đồng chí.
* Chất lượng:
- Trình độ chuyên môn: 03/03 đồng chí có trình độ ĐHSPMN = 100%
- Trình độ lý luận chính trị:
+ 01/03 đồng chí có trình độ CCLLCT = 33.3%
+ 02/03 đồng chí có trình độ TCLLCT = 66.7%
- Quản lý giáo dục:
+ 03/03 đồng chí có chứng chỉ QLGD= 100%.
- Quản lý nhà nước: 03/03 đồng chí có chứng chỉ QLNN= 100%.
Công tác tổ chức quản lý của BGH: Ban giám hiệu đoàn kết nhất trí, nhiệt tình, trách nhiệm, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Tích cực trong công tác tham mưu với các cấp, các ngành để từng bước xây dựng CSVC nhà trường nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu chính trị hàng năm. Xây dựng kế hoạch có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức, triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.
b. Nhà giáo
* Số lượng: Tổng số 36 đồng chí biên chế. Theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGD&ĐT ngày 16/3/2015 của Bộ GD&ĐT quy định về danh mục khung vị trí việc làm trong các cơ sở GDMN công lập với định mức 2,5gv/nhóm trẻ và 2,2gv/lớp mẫu giáo thì hiện nay nhà trường đã đủ giáo viên theo quy định.
* Chất lượng:
- Trên chuẩn (CĐ-ĐH)  :  27 đồng chí  = 75%
- Đạt chuẩn  (TC)          :  09 đồng chí  = 25%
c. Nhân viên
* Số lượng: Tổng số: 16 đồng chí
Trong đó:
- Biên chế               :  03 đồng chí (01 kế toán, 01 văn thư, 01 y tế)
- Hợp đồng 68        :  11 đồng chí (nhân viên nấu ăn)
- Hợp đồng trường   : 02 đồng chí (02 nhân viên bảo vệ)
* Chất lượng:
- Trên chuẩn             :  04 đồng chí = 28,6%
- Đạt chuẩn                : 10 đồng chí = 71,4 %
- Chứng chỉ (bảo  vệ) : 02 đồng chí =  100%.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhiệt tình, đoàn kết và biết chia sẻ trách nhiệm, hợp tác gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng động, sáng tạo, đạt nhiều thành tích trong các hội thi giáo viên, nhân viên giỏi các cấp được phụ huynh học sinh yêu quý và tín nhiệm. Một số giáo viên, nhân viên đạt giáo viên, nhân viên giỏi cấp Quận, sáng kiến kinh nghiệm đạt loại B cấp Quận.
3. Thực trạng về quy mô học sinh và dự báo số học sinh đến năm 2020.
* Thực trạng về quy mô học sinh:
Tại thời điểm tháng 9/2017, toàn trường có 16 lớp với tổng số 570 trẻ.
Trong đó:
+ Mẫu giáo: 509 trẻ
+ Nhà trẻ:      61 trẻ.
* Dự báo số trẻ từ 0 - 5 tuổi trên địa bàn tuyển sinh ước tính năm 2020: 770 trẻ; Số trẻ ra lớp ước tính 650, trong đó trẻ học tại các cơ sở mầm non tư thục là  140 trẻ và học tại nhà trường là 510 trẻ.
4. Thực trạng chất lượng giáo dục nhà trường.
- Nhà trường duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi học đạt 52%. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đi học 98%. Huy động 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp và được học 2 buổi/ngày; Duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ; Tỉ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường đạt 100%, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn 1%.
- 100% giáo viên biết ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ.
- 100% các nhóm (lớp) thực hiện theo chương trình Giáo dục mầm non.
- 100% các lớp xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp học đảm bảo yêu cầu về nội dung, thẩm mỹ và phù hợp với độ tuổi của trẻ theo định hướng: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Các nhóm lớp quản lý tốt hồ sơ, sổ sách của lớp và của trẻ.
- Xây dựng không gian sáng tạo, khu phát triển thể chất cho trẻ ở cả khu trung tâm và điểm trường phù hợp và hiệu quả.
- Công tác đánh giá trẻ được triển khai thực hiện nghiêm túc.Chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao. Trẻ nhanh nhẹn, năng động và được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm.
5. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, đồng bộ của UBND quận Hà Đông, phòng GD&ĐT quận Hà Đông, UBND phường Yên Nghĩa.
- Có cơ cấu tổ chức theo đúng quy định tại Điều lệ trường mầm non. Có Chi bộ độc lập nên thuận tiện cho việc lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền thực hiện nhiệm vụ trong tất cả các hoạt động của nhà trường. Có đầy đủ các tổ chức chính trị xã hội khác như Công đoàn, đoàn thanh niên; có Hội đồng trường và các Hội đồng khác để chỉ đạo nhà trường hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
- Đội ngũ CBGVNV giáo viên nhiệt tình, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có ý thức phấn đấu vươn lên, năng nổ trong công tác. 100% CBGVNV có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn. Định mức giáo viên đạt chuẩn theo quy định. Một số giáo viên có kinh nghiệm và biết vận dụng phương pháp linh hoạt sáng tạo trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.Có khả năng tuyên truyền với CMHS về chương trình GDMN.
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. 100% các nhóm lớp và các phòng chức năng có các trang thiết bị cơ bản để thực hiện nhiệm vụ CSGD trẻ.
- CMHS luôn nhiệt tình quan tâm ủng hộ, giúp đỡ các phong trào của nhà trường.Công tác tuyên truyền với phụ huynh cũng luôn được CBGVNV trong nhà trường thực hiện tốt.Công tác xã hội hóa giáo dục luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh học sinh.
- Công tác viết sáng kiến kinh nghiệm đã được các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên chú trọng và đầu tư.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong các hoạt động của nhà trường cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt áp dụng hiệu quả vào công tác tuyển sinh trực tuyến đạt hiệu quả.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.
- Xây dựng chương trình nhà trường cụ thể, rõ ràng và khoa học.
6. Khó khăn, tồn tại và nguyên nhân
a. Khó khăn
- Phòng lớp chưa đủ yêu cầu để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng cho trẻ vào học của cha mẹ học sinh (CMHS).
- Cơ sở vật chất nhà trường: Dãy nhà 2 tầng cũ ở cả 2 khu xuống cấp do được xây dựng từ lâu.
- Trình độ chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều. Nhiều giáo viên còn trẻ, năng lực còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Đặc thù giáo viên là nữ, đang trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ nên ảnh hưởng đến công tác nhân sự và các công tác khác của nhà trường.
- Trình độ dân trí chưa đồng đều.
b. Tồn tại
- Một số giáo viên trẻ tổ chức các hoạt động CSGD trẻ hiệu quả chưa cao. Chưa biết tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn hạn chế.
- Giáo viên, nhân viên nghỉ nhiều nên ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch CSGD trẻ.
- Chưa đáp ứng được nhu cầu cho con học tại nhà trường của CMHS trên địa bàn.
- Nhà trường có hai khu nên gặp nhiều khó khăn cho công tác quản lý chỉ đạo.Công tác tổ chức các hoạt động mang tính tập thể và hoạt động sự kiện chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
c. Nguyên nhân
- Đa số giáo viên trẻ mới về trường nên kinh nghiệm tổ chức các hoạt động CSGD trẻ còn hạn chế.
- Một số giáo viên đang trong thời kỳ nghỉ sinh và nuôi con nhỏ nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện kế hoạch và sắp xếp đội ngũ.
- Trường có điểm trường cách nhau khá xa nên còn gặp một số khó khăn về công tác quản lý,công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của CMHS và các tầng lớp nhân dân về chương trình GDMN trong giai đoạn hiện nay. Huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp GDMN trên địa bàn phường Yên Nghĩa.
- Tiếp tục tăng cường CSVC, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu đổi mới góp phần  nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trên địa bàn phường Yên Nghĩa.
- Tiếp tục làm tờ trình đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 02 điểm trường. Tăng cường cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp các công trình đang sử dụng để giữ vững trường Chuẩn quốc gia mức độ I và phấn đấu kiểm định chất lượng cấp độ 3 năm 2018.
- Xây dựng đội ngũ CBGVNV trong trường yêu nghề, yêu trẻ, có đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện công bằng trong giáo dục mầm non. Tiếp tục nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ hướng tới đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non trong khu vực, giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Có kỹ năng tự phục vụ, biết chia sẻ, biết yêu thương làm tiền đề hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực công dân toàn cầu, chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ vào lớp 1.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng PCGDMNTE 5 tuổi trên địa  bàn phường, hướng tới đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo vào năm 2025.
- Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Đến năm 2020, nhà trường có sự thay đổi mạnh mẽ, tích cực về chất lượng và hiệu quả, nhằm xây dựng và phát triển GDMN tại phường Yên Nghĩa. Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ chiến lược, phát triển con người của quận Hà Đông. Tạo dựng được môi trường học tập nề nếp, có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, có chất lượng để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực toàn diện.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
2.1. Huy động trẻ trong độ tuổi đi học, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Huy động ít nhất 40% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 75% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo; 100% trẻ em 5 tuổi đi học, tiếp tục phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
- 100% trẻ được học 2 buổi/ngày và ăn bán trú tại trường. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 2%, khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì; 92% trẻ đạt chuẩn phát triển trở lên.Giữ vững trường Chuẩn quốc gia mức độ I và phấn đấu kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 năm 2019.
2.2. Xây dựng, quy hoạch trường lớp theo hướng hiện đại hóa và tiếp cận hội nhập quốc tế.
- Tăng cường công tác cải tạo, sửa chữa trường, lớp theo hướng hiện đại hóa. Tham mưu với các cấp lãnh đạo để cải tạo khu dãy nhà 2 tầng cũ xây dựng từ năm 2003; 100% nhóm lớp có công trình vệ sinh hiện đại để sử dụng.
- Tiếp tục  xây dựng môi trường sư phạm xanh- sạch- gọn- đẹp- nhiều cây xanh, cây cảnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, giáo dục trẻ. Quy hoạch các sân chơi, các phòng chức năng theo hướng hiện đại phục vụ các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.
- 100% nhóm (lớp) có đủ đồ dùng dạy học theo quy định, đảm bảo hiện đại.
Lắp đặt hạ tầng CNTT để thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.Triển khai trang Web của nhà trường, kết nối mạng Lan, sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, quản lý CSVC, quản lý nuôi dưỡng, quản lý chương trình CSGD trẻ.
  2.3. Xây dựng phát triển đội ngũ.
  - 100% CBQL có trình độ ĐHSPMN; 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trong đó 95% giáo viên có trình độ từ CĐSPMN trở lên; 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp (trong đó 42% đạt xuất sắc; 58% đạt khá);
  - 40% CBGVNV là Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam.
  - 100% đội ngũ CBGVNV được bồi dưỡng năng lực xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với yêu cầu mới, bước đầu tiếp cận với chất lượng GDMN quốc tế. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện và triển khai “Chương trình nhà trường” nhằm tăng thời lượng cho trẻ tham gia các hoạt động thực hành trải nghiệm, tình yêu thương, kỹ năng tự phục vụ, các hoạt động ngoại khóa, giao lưu tập thể, tăng cường các kỹ năng thực hành cuộc sống phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
IV. CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Chỉ tiêu
1.1. Cơ sở vật chất
Duy trì CSVC đảm bảo trường chuẩn quốc gia mức độ 1 và kiểm định chất lượng cấp độ 3. Tăng cường công tác kiểm tra rà soát, thay thế các thiết bị đã cũ, hỏng bằng các thiết bị mới hiện đại phục vụ các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ cụ thể như sau:
a. CSVC phục cụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng- chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
- Lắp đặt hệ thống điều hòa cho các lớp học cả 2 khu.
- Sơn lại dãy nhà 2 tầng cũ tại Do Lộ và Nghĩa Lộ, cải tạo môi trường xung quanh, bổ sung đồ dùng đồ chơi ngoài trời; chuyển nhà xe CBGVNV khu Nghĩa Lộ.
- Bổ sung  đồ dùng trong phòng y tế và các đồ dùng phục vụ trẻ ăn, ngủ đã cũ hỏng.
- Bổ sung, thay thế hệ thống tiêu lệnh chữa cháy, bình chữa cháy, đèn báo cháy. Bảo dưỡng hệ thống PCCC trong nhà trường.
b. CSVC phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Bổ sung đồ dùng theo Thông tư 02 cho các lớp, trang bị bộ đồ dùng giáo cụ hiện đại theo phương pháp tiên tiến cho 100% các nhóm (lớp) như: Bộ đồ chơi thực hành cuộc sống; làm quen với toán, chữ cái, đồ dùng Montesseri...
- Bổ sung đủ thiết bị phát triển thể chất tại điểm trường.
- Bổ sung máy tính, máy in, laptop phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Nâng cấp các phần mềm, trang web, trang bị máy tính, máy in, máy chiếu, tivi, âm thanh, loa nội bộ đảm bảo 100% phòng ban, lớp học có đủ trang thiết bị tin học, điện tử có kết nối internet và mạng Lan.
c. Chống xuống cấp CSVC
- Sơn lại toàn bộ bên trong và bên ngoài nhà trường.
- Chống thấm trần, chống mối mọt
- Cải tạo toàn bộ hệ thống nhà vệ sinh, máng rửa tay cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi theo hướng hiện đại. Chống thấm nhà vệ sinh và trần hiên các tầng.
- Thay thế, bổ sung hệ thống bảng biểu điểm trường
- Bổ sung hệ thống cây cảnh tại sân chơi, các hành lang cả 2 khu
- Nhà trường tham mưu với cấp trên để xin xây dựng 1 đơn nguyên khu Do Lộ thêm 01 lớp học và 01 phòng chức năng.
1.2. Đội ngũ
1.2.1. Đội ngũ
Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, dân chủ, có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Đảm bảo đời sống, chế độ chính sách cho CBGVNVtheo đúng quy định.
Công tác phát triển Đảng: Phấn đấu đến năm 2020 có 40% CBGVNV là đảng viên (15 đảng viên)
Ban giám hiệu:Trình độ ĐHSPMN: 100%; Chứng chỉ Quốc phòng an ninh: 100%; Chứng chỉ quản lý nhà nước: 100%; chứng chỉ QLGD: 100% ; Trung cấp lý luận chính trị trở lên: 100% ; trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT: 100% ; chứng chỉ Ngoại ngữ trình độ A2: 66,7% , trình độ B: 33,3%.
Giáo viên:Trình độ chuyên môn trên chuẩn: 95% ( trong đó 90% giáo viên có bằng ĐHSPMN; 5% có bằng CĐSPMN); Chứng chỉ Quốc phòng an ninh: 100%; trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT: 100%; chứng chỉ Ngoại ngữ trình độ B&A2: 100%; được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: 100%; đạt giáo viên giỏi cấp trường: 93,3%; đạt giáo viên giỏi cấp quận: 15,0%. Mỗi năm phấn đấu từ 10%- 13% giáo viên đạt chiến sỹ thi đua cơ sở; lao động tiên tiến: 100%
Nhân viên: Trình độ chuyên môn đạt chuẩn: 100% (trong đó trên chuẩn đạt 30,0% ); Chứng chỉ Quốc phòng an ninh: 100%; trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT: 50%; Được học các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: 100% ; đạt nhân viên giỏi cấp trường: 100%; chiến sỹ thi đua cơ sở từ 2-5%; lao động tiên tiến: 100%
1.2.2. Quy mô học sinh
1.2.2.1.Qui mô
+ Phát triển lớp học: duy trì 16 lớp học hiện có
+ Học sinh: Duy trì và phát triển số trẻ từ 470 - 510 cháu
1.2.2.2. Kế hoạch huy động
Hằng năm huy động 100% số trẻ 5 tuổi trên địa bàn tuyến tuyển sinh hoàn thành chương trình GDMN; Đảm bảo chuyên cần độ tuổi nhà trẻ: 80% trở lên, MG bé, nhỡ: 85 - 90% trở lên, MG lớn: 90 - 95% trở lên. Trẻ 5 tuổi được phổ cập giáo dục đạt 100%.
1.3. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục
1.3.1. Chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng.
- 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non.Thực hiện nghiêm túc  công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ theo TT 13/TT-BGD.
- 100% trẻ ăn bán trú tại trường và học 2 buổi/ngày.
- Đảm bảo số lượng bữa ăn, giờ ăn, khẩu phẩn ăn cho nhà trẻ, mẫu giáo theo quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016.Tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: P: 15-20% (Tỷ lệ L động vật/L thực vật = 70 và 30%); L = 25-35%; G= 45-52%.
- Thực đơn phấn đấu: “Bữa chính tiêu chuẩn”: Có trên 10 loại thực phẩm, trong đó có từ 3-5 loại rau, củ và bao gồm các món: Cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng.
- Lượng Kcalo bình quân:
+ Nhà trẻ   : 600 -> 651Kcal/ ngày (khoảng 60-70 nhu cầu cả ngày)
+ Mẫu giáo: 665 -> 676 Kcal/ngày (khoảng 50-55 nhu cầu cả ngày)
- Ký hợp đồng với 100% đơn vị cung ứng thực phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Lưu mẫu thức ăn đảm bảo đủ số lượng món, đủ lượng lưu và đúng quy cách.
- Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, trái mùa hoặc có nguy cơ mất an toàn cho trẻ.
- Xây dựng đầy đủ các biện pháp hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh và không để xảy ra dịch bệnh trong nhà trường.
- 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới. 100% trẻ được cân đo (4 lần/năm học) và khám sức khỏe định kỳ (2 lần/năm học) theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Phấn đấu trẻ có sức khỏe bình thường: 90%; Trẻ mắc các bệnh như: Sâu răng, các bệnh về đường hô hấp và các bệnh khác: 10%; Trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường: 97%; Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 1%; 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được theo dõi thường xuyên và được can thiệp các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, hạn chế tối đa trẻ có cân nặng cao hơn so với tuổi.
- Tỉ lệ chuyên cần của trẻ: Trẻ 5 tuổi: 92-97%; Trẻ ở các độ tuổi khác: 85% trở lên
1.3.2. Chất lượng chăm sóc giáo dục:
- 100% trẻ được chăm sóc giáo dục theo chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban  hành, các nhóm lớp tích  cực đổi mới hình thức thực hiện chương trình GDMN. 100% nhóm (lớp) đổi mới trong việc xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm. 100% nhóm (lớp) cập nhật nội dung sửa đổi, bổ sung của chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGD và triển khai hiệu quả và áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 100% nhóm  (lớp) tiếp tục thực hiện hiệu quả chuyên đề: “Giáo dục lòng yêu thương, kỹ năng tự phục vụ”.
- 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; 100% trẻ đạt yêu cầu. 100% trẻ ở các độ tuổi khác được đánh giá theo quy định của Sở GD&ĐT. Tỷ lệ trẻ nhà trẻ đạt 90%, trẻ mẫu giáo đạt 95% trở lên.
- 100% trẻ được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, biết giao tiếp, ứng xử đúng mực, biết làm những công việc đơn giản tự phục vụ bản thân. Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, có tinh thần giúp đỡ bạn.
- 100% trẻ được phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Trẻ được tự nguyện tham gia học tiếng Anh và các câu lạc bộ phát triển năng khiếu theo nhu cầu. Có ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có sự tiến bộ.
1.4. Công tác thi đua
Duy trì chất lượng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1; Phấn đấu kiểm định chất lượng nhà trường đạt cấp độ 3; Phát huy danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; “Chi bộ trong sạch vững mạnh”; “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”, “Đơn vị văn hóa”; “Trường học an toàn”.
Hàng năm, có từ 80- 85% CBGVNV đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; 15-20% đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
2. Nhiệm vụ
2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBGVNV, CMHS và nhân dân về tầm quan trọng và vai trò của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
- Tích cực tổ chức có hiệu quả những nội dung đổi mới của cấp học mầm non quận Hà Đông và của nhà trường về công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục trẻ mầm non, về giáo dục lòng yêu thương, kỹ năng tự phục vụ của trẻ mầm non trong nhà trường và các cơ sở GDMN quận Hà Đông.
- Thường xuyên tổ chức thực hiện giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nhà giáo tới 100% CBGVNV  trong trường, đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức nhà giáo. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên hoàn thành lớp trung cấp lý luận chính trị.
- Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị và các tổ chức xã hội khác như Chi bộ, công đoàn, chi đoàn thanh niên trong nhà trường. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
2.2. Xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
* Đối với CBQL:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, mẫu mực về nhân cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nâng cao năng lực quản trị nhà trường; Quản lý nhà nước về giáo dục, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong trường học; có năng lực giám sát, kiểm soát đánh giá trong nhà trường; Có năng lực quản lý, bố trí, sắp xếp, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên, nhân viên.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng chính trị đạo đức, chuyên môn nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cán bộ nguồn cho các chức danh Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đảm bảo theo quy định.
* Đối với giáo viên, nhân viên:
- Xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, mẫu mực về nhân cách Người Hà Nội thanh lịch, văn minh và hiểu biết xã hội; Có kỹ năng sư phạm, các kỹ năng mềm, khả năng ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong giảng dạy, có phương pháp, hình thức giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay; Giáo dục: “Lấy trẻ làm trung tâm”, từng bước chuyển từ tiếp cận nội dung: “Học sinh học được gì” sang tiếp cận năng lực của người học: “Học sinh làm được gì sau khi học”. Từng bước có đủ giáo viên chuyên biệt dạy các hoạt động phát triển vận động, tạo hình, âm nhạc, giáo dục đặc biệt.
- Tổ chức đánh giá đội ngũ giáo viên, nhân viên theo chuẩn nghề nghiệp; đánh giá CBCCVC hằng năm theo đúng quy định. Tổ chức lấy ý kiến của Hội đồng sư phạm nhà trường, triển khai hiệu quả hệ thống phiếu hỏi đối với CMHS về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên trong trường.
- Bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên, nhân viên hợp lý để phát huy khả năng sáng tạo của từng đồng chí. Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên đi học cao đẳng, đại học để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Đổi mới hình thức bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên các nội dung về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm, có năng lực thực hiện chương trình giáo dục mầm non quốc gia theo xu hướng phát triển, hướng tới tiếp cận giáo dục mầm non các nước trong khu vực.
+ Tăng cường công tác tham mưu để cử CBGVNV được tham gia tập huấn với chuyên gia trong và ngoài nước về chương trình GDMN. Tăng cường giao lưu, chia sẻ với các đơn vị trường bạn trong và ngoài quận để nâng cao chất lượng CSGD trẻ.
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho CBGVNV tham gia các lớp bồi dưỡng đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp giáo viên mầm non dưới mọi hình thức như học từ xa, thực hành thực tế, học qua băng hình, qua thu âm ...
+ Tăng cường bồi dưỡng CNTT để CBGVNV áp dụng trong công việc quản lý và đổi mới phương pháp dạy học.
+ Tổ chức bồi dưỡng về quan điểm, đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cho 100% CBGVNV trong trường.
- Đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách cho CBGVNV.
- Đảm bảo đủ định biên giáo viên, nhân viên theo quy định. Tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ, tư vấn cho 100% cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn được phân công phụ trách.
- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ, nội quy, quy định nhằm ổn đinh, phát triển, khuyến khích mỗi cá nhân phấn đấu và sáng tạo; Tạo cơ chế quản lý kỷ cương nghiêm - chất lượng thực, công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan và công bằng.
  2.3. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
  - Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo, điều hành nhà trường theo hướng đồng bộ. Sử dụng có hiệu quả các phần mềm như: phần mềm quản lý nhân sự EMIS, phần mềm tuyển sinh trực tuyến ESAM, phần mềm quản lý bán trú, phần mềm kế toán DAS9, phần mềm hỗ trợ kê khai thuế 3.8.1...theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông trên cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ công tác quản lý, CSGD tại nhà trường.
  - Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại. Tăng cường các hoạt động tập thể, trải nghiệm, thực hành, thí nghiệm... giúp trẻ mạnh dạn, tư tin, được chủ động lĩnh hội kiến thưc, hình thành kỹ năng và có khả năng vận dụng vào thực tế. Tăng cường giáo dục lòng yêu thương, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng lao động cho trẻ.
+ Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục trẻ theo định hướng phát triển năng lực. Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng trong nhà trường.
  + Thường xuyên kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất các cơ sở mầm non tư thục. Tiếp tục tư vấn, giám sát và giúp đỡ các cơ sở để nâng cao chất lượng CSGD trẻ.
  - Tăng cường công tác tuyên truyền với CMHS để phát hiện sớm trẻ em có khó khăn về sinh lý, tâm lý và thể chất và can thiệp kịp thời. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường để cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em đến năm 2020.
  2.4.  Xây dựng mô hình trường học hiện đại, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non.
  - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống, làm quen tiếng Anh, bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
  - Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương đáp ứng mục tiêu chuẩn đầu ra, tiếp cận xu hướng phát triển. Tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Chú trọng giáo dục lòng yêu thương, kỹ năng tự phục vụ, phát triển khả năng tự lập, tự tin, khả năng giao tiếp.
  - Tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh trên tinh thần tự nguyện, bước đầu cho trẻ làm quen với tin học. Tích hợp có hiệu quả các các trò chơi dân gian, bài hát dân ca phù hợp với xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa của dân tộc.
  - Tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động dạy và học; Sử dụng có hiệu quả các bài giảng E-lerning và thư viện điện từ của ngành học.
- Bổ sung đồ dùng, đồ chơi theo Thông tư 02 của Bộ GD&ĐT và các đồ dùng hiện đại vào giảng dạy; Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, tạo nhiều khu vực đa năng ngoài trời phục vụ các hoạt động học tập - vui chơi - trải nghiệm của trẻ. Rà soát trang thiết bị đồ dung dạy học để bổ sung theo hướng đồng bộ và hiện đại từ các nguồn.
- Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực, gọn gàng, ngăn nắp, nhiều cây xanh bóng mát, cây cảnh, hoa theo mùa, khung cảnh đẹp.
2.5. Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để chăm lo cho giáo dục của nhà trường;
- Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ với cha mẹ học sinh và cộng đồng; Thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ và các hoạt động giáo dục; Xây dựng hiệu quả mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Quan tâm chăm lo các đối tượng khó khăn trong nhà trường;
3. Giải pháp
3.1. Nhóm giải pháp số 1: Đổi mới công tác quản lý giáo dục
- Sưu tầm, tập hợp toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở để triển khai mọi hoạt động trong nhà trường; Phổ biến các văn bản trên thông qua các buổi họp, các buổi sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn tới cán bộ, giáo viên, nhân viên.
-  Xây dựng Quy chế dân chủ; Quy chế chi tiêu nội bộ;  Nội quy, quy định trong nhà trường:
+ Quy chế về hoạt động của nhà trường, chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên trong trường; Quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ chính sách; Quy chế phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong trường; Quy chế thiết lập mối quan hệ với cấp trên; Quy chế hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh;
+ Quy chế chi tiêu nội bộ: Công khai rõ nguồn thu, mức thu, nguồn chi, định mức chi, nội dung chi; Thống nhất cách chi lương, bán trú cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; Hàng tháng, Ban thanh tra nhân dân giám sát chặt chẽ công tác thu phí và các khoản thu khác trong trường, báo cáo trước Hội đồng sư phạm.
+ Xây dựng nội quy nhà trường đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và khách đến trường; Quy ước giao tiếp, ứng xử với cha mẹ học sinh; Quy định giao tiếp ứng xử đối với nhân viên trong nhà trường; Quy định giao tiếp, ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường;
+ Xây dựng quy định chức năng công việc, trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường. Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gắn với trách nhiệm. Tăng cường công tác tự kiểm tra nội bộ.
- Cải tiến Quy chế thi đua, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, có tính chất động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên phấn đấu.
- Phân loại giáo viên, nhân viên về năng lực thực hiện nhiệm vụ và có biện pháp bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng; Xây dựng tiêu chí và cho giáo viên ký cam kết về nội quy, quy chế của nhà trường, dựa vào tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia và chuẩn đánh giá giáo viên mầm non để giáo viên có hướng phấn đấu hoàn thiện bản thân;
- Đảm bảo dân chủ hóa trường học. Thực hiện cha mẹ học sinh tham gia đánh giá giáo viên, Cán bộ quản lý đánh giá giáo viên, nhân viên và ngược lại;
Thực hiện đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên thong qua đánh giá trẻ. Thực hiện kiểm tra chéo giữa các lớp, các khối để đảm bảo sự khách quan, học hỏi lẫn nhau trong đội ngũ giáo viên.
- Thực hiện công khai chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của nhà trường theo quy định tại Thông tư 09/2009/TT-BGD&ĐT ban hành ngày 07/5/2009 của BGD&ĐT.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, quản trị thư điện tử, website trong quản lý nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch quản lý nhóm lớp tư thục, phân công nhiệm vụ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán cùng tham gia công tác quản lý, giúp đỡ chuyên môn cho chủ nhóm lớp và giáo viên. Định kỳ có đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời với nhóm lớp sau kiểm tra.Báo cáo với các cấp có thẩm quyền những sai phạm của nhóm lớp để có chế tài hạn chế rủi ro đáng tiếc.
3.2. Nhóm giải pháp số 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong nhà trường. Xây dựng đội ngũ CBGVNV đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên. Thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, thực hiện nhiệm vụ nề nếp kỷ cương.
Xây dựng, tổ chức cơ cấu các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo đúng quy định; Lựa chọn giáo viên, nhân viên có uy tín, có trình độ chuyên môn vững vàng làm tổ trưởng, tổ phó; Chỉ đạo các tổ hoạt động theo đúng quy định.
Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có; Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBGVNV từng năm đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của nhà trường. Phấn đấu đến năm 2020, 95% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.
Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ do Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT quận Hà Đông  tổ chức: Giáo viên, nhân viên cốt cán tham gia bồi dương nâng cao; Giáo viên, nhân viên còn lại tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản, đào tạo lại; Nhân viên kế toán tham gia học nghiệp vụ kế toán; Nhân viên nấu ăn học cao đẳng nấu ăn; Học tiếng Anh, tin học để có trình độ theo quy chuẩn;
Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm tại nhà trường; kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng sống, đàn, múa, hát, tin học…
Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch theo đổi mới, theo chương trình nhà trường cho 100% giáo viên. Đánh giá kết quả hàng tháng thông qua duyệt kế hoạch giáo dục và dự giờ thăm lớp.
Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia kiến tập các trường điểm trong thành phố và toàn quốc để mở rộng hiểu biết, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Hàng năm tiến hành rà soát, đánh giá phân loại công chức, viên chức, chuẩn nghề nghiệp; Sử dụng, sắp xếp nhân sự vào các vị trí việc làm, luân chuyển đội ngũ giáo viên giữa các khối lớp.
Thực hiện tự bồi dưỡng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với cán bộ quản lý.
3.3. Nhóm giải pháp số 3: Xây dựng kế hoạch giáo dục theo hướng đổi mới (chương trình nhà trường) do Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT chỉ đạo trên cơ sở khung chương trình của Bộ GD&ĐT
Thành lập Ban chỉ đạo tổ công tác xây dựng chương trình nhà trường trên cơ sở khung chương trình của Bộ GD&ĐT.
Rà soát, đánh giá kế hoạch giáo dục của nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua, ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân tồn tại.
Tham gia đầy đủ các cuộc họp, các buổi tập huấn do Phòng GD&ĐT triển khai về xây dựng chương trình nhà trường để nắm bắt và triển khai đến cán bộ quản lý, giáo viên.
Xác định những nội dung cần điều chỉnh trên cơ sở khung chương trình của Bộ GD&ĐT.
Tham gia đóng góp ý kiến và dự thảo kế hoạch xây dựng chương trình nhà trường với Phòng GD&ĐT.
Thực hiện xây dựng chương trình nhà trường; Chú trọng các mục tiêu nâng cao như: Giáo dục lòng yêu thương, kỹ năng tự phục vụ, lồng ghép kỹ năng sống; chú trọng năng lực của học sinh.
Tổ chức họp triển khai chương trình nhà trường trong các tổ chuyên môn; tháo gỡ các ý kiến khó khăn, vướng mắc của giáo viên.
Tiếp tục đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
3.4. Nhóm giải pháp số 4: Xây dựng các điều kiện phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Tham mưu với UBND phường đầu tư cơ sở vật chất nhà trường theo hướng đồng bộ, hiện đại: Xây dựng đơn nguyên khu Do Lộ 01 lớp học và 01 phòng chức năng. Đề nghị các cấp các hạng mục chống xuống cấp.
Từ các nguồn lực từ ngân sách, xã hội hóa, nguồn thu của trường, quy hoạch nhà trường theo mô hình: “Nhà trường xanh” với hệ thống cây xanh bóng mát, cây cảnh, thảm cỏ, cây treo tường, hoa các mùa tạo không khí trong lành, thân thiện;
Hàng năm rà soát các trang thiết bị, đồ dung dạy học mau hỏng và cải tạo duy tu để đầu tư bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất mát - hư hỏng - thất thoát tài sản, bên cạnh đó chống lãng phí trong quản lý và sử dụng tài sản công. Quy trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách cụ thể, có biện pháp xử lý như: Bồi thường, đánh giá vào thi đua đối với những CBGVNV vi phạm.
Tham mưu với Phòng GD&ĐT đầu tư  xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng Lan, Internet, WIFI.
Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.
V. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 1: Từ năm 2017 và 2018
* Đội ngũ CBGVNV
- Số đảng viên: 11đ/c
- Trình độ chuyên môn trên chuẩn: 80%
- Trình độ tin học A,B:  95%
- Trình độ ngoại ngữ B,A2:  93,5%
- CBGVNV sử dụng thành thạo máy vi tính: 93,5%
- Đánh giá Chuẩn nghề nghiệp: 70% đạt loại khá, xuất sắc
- Đánh giá CBCCVC: 100% đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên
* Học sinh
- Tỷ lệ chuyên cần nhà trẻ đạt 85%, mẫu giáo 3- 4 tuổi đạt 90%, mẫu giáo 5 tuổi 91%. Trẻ 5 tuổi được phổ cập giáo dục đạt 100%.
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn về tinh thần và thể chất.
- 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm còn 1,5%.
- Đánh giá theo quy định của BGD, tỷ lệ trẻ nhà trẻ đạt: 90%; Trẻ mẫu giáo đạt: 95%; trẻ 5 tuổi: 98%.
* Cơ sở vật chất
- Trong năm học nhà trường làm hệ thống mành che mát thông minh 2 khu.
- Xây dựng nhà bảo vệ khu Nghĩa Lộ, làm lại nhà xe CBGVNV khu Nghĩa Lộ.
- Đầu tư sơn lại dãy nhà 2 tầng cũ tại Do Lộ và Nghĩa Lộ, cải tạo môi trường xung quanh, bổ sung đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
- Sửa chữa, nâng cấp sân khấu khu Do Lộ.
- Nhà trường tiếp tục duy trì và giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
- Nhà trường làm tốt công tác sử dụng và bảo quản thiết bị giảng dạy, thực hiện tốt công tác đổi mới giáo dục.
2.Giai đoạn 2: Từ năm 2019 - 2020.
* Đội ngũ CBGVNV
- Số đảng viên: 13-14 đ/c
- Trình độ chuyên môn trên chuẩn: 95%
- Trình độ tin học chuẩn kỹ năng CNTT: 100%
- 95% CB- GV- NV sử dụng thành thạo máy vi tính.
- Trình độ ngoại ngữ B,A2: 100%
- Đánh giá chuẩn nghề nghiệp được đánh giá khá, xuất sắc: 70%.
*Học sinh
- Tỷ lệ chuyên cần nhà trẻ đạt 85%, mẫu giáo 3- 4 tuổi đạt 90%, mẫu giáo 5 tuổi từ 92- 95%. Trẻ 5 tuổi được phổ cập giáo dục đạt 100% trở lên.
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn về tinh thần và thể chất.
- 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm, thừa cân giảm, thấp còi giảm còn dưới 2%.
- Đánh giá theo quy định của BGD, tỷ lệ Trẻ nhà trẻ xếp loại đạt: 90%; Trẻ mẫu giáo xếp loại đạt: 95%; trẻ 5 tuổi: 97%
*Cơ sở vật chất:
- Bổ sung, thay thế hệ thống tiêu lệnh chữa cháy, bình chữa cháy, đèn báo cháy. Bảo dưỡng hệ thống PCCC trong nhà trường.
- Cải tạo toàn bộ hệ thống nhà vệ sinh, máng rửa tay cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi theo hướng hiện đại.
- Bổ sung đồ dùng trong phòng y tế và các đồ dùng phục vụ trẻ ăn, ngủ đã cũ hỏng.
- Bổ sung đủ thiết bị phát triển thể chất tại 2 khu.
- Bổ sung máy tính, máy in…
- Nâng cấp các phần mềm, trang web, trang bị máy tính, máy in, máy chiếu, tivi, âm thanh, loa nội bộ đảm bảo 100% phòng ban, lớp học có đủ trang thiết bị tin học, điện tử có kết nối internet và mạng Lan.
- Kẻ vẽ tranh tường, thay thế hệ thống bảng biểu điểm trường.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức phổ biến kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường đến toàn thể CBGVNV, các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường và CMHS. Đồng thời được đăng tải trên trang Web của nhà trường và báo cáo phòng GD&ĐT Hà Đông.
2. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch, ban chỉ đạo là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường. Điều chỉnh kế hoạch phát triển 05 năm sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. Hàng năm, Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào kế hoạch phát triển, chỉ đạo các bộ phận tham mưu với chi bộ chỉ đạo các đoàn thể thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm. Tất cả các hoạt động trong trường, hoạt động của từng cá nhân thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch phát triển giáo dục.
3. Phân công cụ thể:
3.1. Đối với Hiệu trưởng:
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường tới từng CBGVNV nhà trường. Thành lập Ban chỉ đạo, ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Xây dựng kế hoạch năm học phải bám sát các yêu cầu của kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường.
Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.
3.2. Đối với các Phó Hiệu trưởng:
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ.
3.3. Đối với tổ trưởng chuyên môn, trưởng các bộ phận đoàn thể:
Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch của từng bộ phận, từng tổ trên cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường; Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
3.4. Đối với CBGVNV:
Căn cứ kế hoạch kế hoạch phát triển, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học; Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
3.5. Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Tổ chức triển khai kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường trong các buổi họp phụ huynh, thống nhất quan điểm thực hiện, hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động.
VI. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2017- 2020, trường Mầm non Yên Nghĩa có nhiều cơ hội, song không ít những khó khăn và thách thức. Việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2017- 2020 là tâm huyết và trí tuệ của cả tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho học sinh, cho phụ huynh, nhân dân và cấp ủy, chính quyền địa phương. Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2017- 2020 là văn bản định hướng cho sự phát triển của nhà trường, trên cơ sở đó từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung nhà trường.
2. Kiến nghị:
* Đối với UBND quận Hà Đông
- Quan tâm đầu tư các nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Mầm non Yên Nghĩa theo lộ trình đề ra.
- Quan tâm quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng đội ngũ đảm bảo cơ cấu giáo viên cho nhà trường.         
* Đối với Phòng GD&ĐT quận Hà Đông:
- Phê duyệt kế hoạch chiến lược cho trường trong thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch các hoạt động của nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển.
- Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng; Tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên.
- Quan tâm và chỉ đạo giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện chuyên môn để nhà trường duy trì và nâng cao chất lượng: “Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1” và phấn đấu trong thời gian tới đánh giá kiểm định chất lượng GD đạt cấp độ 3; rà soát công nhận lại chuẩn quốc gia năm 2019.
- Quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
* Đối với UBND phường Yên Nghĩa:
 - Quan tâm chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương để giúp cho toàn xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thống nhất, phụ huynh học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Cấp ủy, chính quyền địa phương, hội đồng giáo dục quan tâm tham mưu với cấp trên giúp đỡ nhà trường về cơ sở vật chất trường học; bảo vệ an ninh trật tự, tuyên truyền công tác phát triển giáo dục của nhà trường qua hệ thống thông tin đại chúng.
- Hỗ trợ tài chính hoạt động, nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng trường lớp cho nhà trường để thực hiện Kế hoạch chiến lược.
Trên đây là kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2017-2020 của trường Mầm non Yên Nghĩa. Kính trình các cấp xem xét phê duyệt, tạo điều kiện giúp trường Mầm non Yên Nghĩa ngày càng phát triển./.
 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT; (Để báo cáo, phê duyệt)
- UBND phường (Để báo cáo)
- Ban giám hiệu; các đoàn thể, bộ phận (Để thực hiện)
- Ban đại diện CMHS; (Để phối hợp)
- Lưu: VT.
HIỆU TRƯỞNG





Vũ Hồng Hạnh

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT HÀ ĐÔNG


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Điện thoại

  • Trường Mầm Non Yên Nghĩa
    02433.570.763
  • Hiệu trưởng
    0983.380.268

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay330
  • Tháng hiện tại39,589
  • Tổng lượt truy cập2,912,313
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây